Làm sáng tỏ sự thật về tác dụng của Glucosamine
Glucosamine là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn khớp, bình thường cơ thể sẽ tự tổng hợp đầy đủ glucosamine để tổng hợp nên sụn khớp và chất nhày dịch khớp. Tuy nhiên khi chúng ta già, hoặc gặp một số vấn đề về liên quan khác lượng glucosamine cơ thể tự tổng hợp ngày giảm đi, do vậy việc bổ sung lượng glucosamine thiếu hụt là vô cùng quan trọng.
1. Glucosamine là gì?
Glucosamine (C6H13NO5) là đường amin được tự tạo trong cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp nên Glycosylate protein và lipid, là một trong những thành phần tạo sụn khớp. Sụn bao bọc và bảo vệ các đầu khớp xương làm cho xương chuyển động trơn tru tại các khớp.
Glucosamine thường tồn tại dưới dạng monosaccharide là: glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Thuốc bổ sung glucosamine thường được chế từ mai cua biển, vỏ tôm và tôm hùm.
2. Tác dụng của Glucosamine là gì? Liệu Glucosamine có chữa được bệnh đau xương khớp không?
Glucosamin và chondroitin hai chất quan trọng cho xương khớp
Hiện nay trên sách báo, trên các trang mạng và các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều tài liệu cả chính thống lẫn không chính thống. Bạn đang băn khoăn không biết những tài liệu, những thông tin trên thông tin nào, tài liệu nào là chính xác và khoa học về công dụng và tác dụng của glucosamine.
Thường thì tôi chỉ tin tưởng vào 2 trang web:
– – www.wedmd.com: là webside của tổ chức uy tín nhất tại mỹ, tổng hợp những bài viết của các bác sĩ, dược sĩ, những chuyên gia về y tế hàng đầu tại mỹ.
– – www.mayoclinic.org: Là trang web chính thức của bệnh viện Mayo, một trong những bệnh viện hàng đầu thế giới hiện nay.
Tác dụng của glucosamine trong giảm đau xương khớp:
Glucosamine sulfate có tác dụng giảm đau trong các trường hợp viêm đau xương khớp. Đặc biệt là giảm đau trong các trường hợp đau khớp tại đầu gối.
Tác dụng giảm đau của glucosamine thường chậm: thông thường là từ 4- 8 tuần tác dụng giảm đau của glucosamine mới được phát huy một cách rõ ràng.
Glucosamine làm giảm thoái hóa sụn: có bằng chứng cho thấy glucosamine sulphate có thể giúp làm giảm đà thoái hóa sụn ở khớp gối.
Cơ chế tác dụng của glucosamine là chưa thực sự rõ ràng trên cơ thể con người. Nghiên cứu về glucosamine năm 2006 trên 1.600 bệnh nhân do tổ chức GAIT thực hiện: kết quả cho thấy Glucosamine không phải có tác dụng trên tất cả các bệnh nhân.
3. Cách dùng Glucosamine, Liều dùng glucosamin như thế nào?
Glucosamine sulfate: 500mg x 3 lần/ngày.
Các nhãn thuốc khác nhau có lượng thành phần glucosamine và chondroitin khác nhau. Đọc kỹ nhãn thuốc để biết quý vị cần uống mấy viên cho đủ liều hoặc hỏi lời khuyên của dược sĩ.
4. Uống Glucosamine bao lâu mới có kết quả?
Chúng ta có thể uống viên bổ dưỡng từ bốn tới sáu tuần mới thấy có kết quả. Nếu tới lúc đó vẫn không thấy có biến chuyển thì có lẽ loại bổ dưỡng này sẽ không mang lại lợi ích cho bạn.
5. Tác dụng phụ của glucosamine:
Glucosamin: tác dụng phụ của glucosamine thường nhẹ, và có thể coi là không có tác dụng phụ (theo webmd.com). Các tác dụng phụ hiếm gặp thường là: dị ứng, đau bụng, buồn nôn, buồn ngủ và nhức đầu.
6. Nên làm gì khi bị viêm đau xương khớp?
Nên kết hợp dùng Glucosamine với Chondoitin để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Nếu bạn dùng từ 3-6 tháng mà vẫn chưa thấy bất cứ một hiệu quả nào đáng kể, bạn nên cân nhắc dừng bổ sung Glucosamine và tìm một biện pháp khác thay thế để tránh lãng phí tiền bạc và thời gian mà không có tác dụng cụ thể.
Hiện nay Glucosamine thường được kết hợp với một số chất khác nhằm tăng cường hiệu quả như: Chondroitin, MSM
-
Mẹ mạo hiểm sinh non cứu 3 đứa con
Ở tuần thứ 28 của thai kỳ, bà mẹ Chloe Dunstan buộc phải đưa ra quyết định hoặc bỏ đứa con gái hoặc sinh non cả 3 em bé. ...
Đọc tiếp - Mẹo tự chế kem tắm trắng từ đường nâu và dấm
- 3 cách trị mụn hiệu quả mà đơn giản với đậu bắp
- Làm sáng tỏ sự thật về tác dụng của Glucosamine
- Táo bón nên ăn gì cho tốt?